-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Đăng bởi : Admin12/07/2017
Có một vấn đề được hầu hết người tiêu dùng nhắc quan tâm khi nhắc đến dòng bếp từ, đó là xuất xứ của những chiếc bếp đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thiện cảm của người tiêu dùng với thương hiệu đó. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những góc nhìn khách quan hơn, chân thực hơn về vấn đề xuất xứ của những chiếc bếp từ trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Hầu hết các hãng bếp từ hiện nay công bố rằng các sản phẩm bếp từ của họ được nhập khẩu linh kiện từ châu âu và lắp ráp tại một nước "thứ ba". Điều mà người tiêu dùng quan tâm là nước " thứ ba" đó là nước nào?
Các hãng bếp từ đã" thật thà" về xuất xứ ?
Khi đi mua một chiếc bếp từ của một hãng nào đó thì người tiêu dùng đã đặt niềm tin hoàn toàn vào hãng đó, kể cả chất lượng cũng như xuất xứ mà hãng đó cung cấp cho khách hàng. Nhưng liệu trong đó có phải hoàn toàn 100% là sự thật.
Hình ảnh lắp ráp bếp từ tại nhà máy Trung Quốc
Như đã nói ở trên, lại đại đa số các hãng bếp từ tại thị trường Việt Nam đều sử dụng linh kiện của Đức, Ý...và lắp ráp tại những nước thứ 3 sau đó được nhập khẩu vào Việt Nam. Những nước thứ 3 đa phần là những nước đang phát triển có mức chi phí công nhân, chi phí môi trường thấp đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonexia và cả Việt Nam, các hãng bếp từ của Trung Quốc tại Việt Nam cũng không phải là ít có thể kể đến như Media, Green Cook...
Nhưng những người tiêu dùng ở Việt Nam có một tâm lý chung là không có thiện cảm với dòng sản phẩm "made in China" hay " made in PRC", dòng bếp từ không không nằm ngoại lệ đó. Do đó các hãng bếp từ được sản xuất tại "PRC" phải tìm cho mình một cái xuất xứ mới để gây được thiện cảm hơn, ví như mấy năm trước những chiếc bếp từ của Faster được các đại lý giới thiệu và showroom giới thiệu là xuất xứ Malaysia, nhưng sau đó bị phát hiện là hàng Trung Quốc, hàng loạt người tiêu dùng đã quay lưng lại với thương hiệu bếp từ này. Vẫn cố một số thương hiệu của bếp từ ghi rõ ràng xuất xứ China vẫn được người tiêu dùng đón nhận như bếp từ GreenCook.
Điều đó cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận lựa chọn và dùng những chiếc bếp từ made in China, nếu ban đầu khách hàng được cung cấp nhưng thông tin thật.
Bếp từ Munchen được kiểm nghiểm tại EU
Bên cạnh đó trên thị trường vẫn có những thương hiệu bếp từ với xuất xứ rõ ràng và đã được tin dùng trong những năm qua, điển hình như hãng bếp từ Munchen hay bếp từ Chefs. Nhiều chia sẻ của người tiêu dùng khi sử dụng những dòng bếp này đều cho rằng không phải băn khoăn quá nhiều khi đã chiếm được niềm tin.
Những căn cứ để bạn có thể biết xuất xứ của những chiếc bếp từ
Căn cứ duy nhất có tính pháp lý nhất mà khách hàng có thể biết được xuất xứ, hay là nơi sản xuất và lắp ráp hoàn thiện chiếc bếp từ mà bạn đang định chọn mua là giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm đó.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Malaysia của bếp từ chefs eh dih311
Thêm nữa là tem mác của những chiếc bếp từ phải rõ ràng thông tin về sản phẩm như tên, thông số kỹ thuật công suất, điện áp...Các bạn nên chọn mua những thương hiệu chất lượng nhiều năm trên thị trường, không nên lựa chọn những hãng bếp nghe lạ lẫm quá và nên mua tại những địa chỉ uy tín có độ tin cậy cao.
Bình luận (0)
Viết bình luận :